25/08/2023 10:25 TIN TỨC & HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Có thể khẳng định rằng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thương mại điện tử được ví như một giải pháp hiệu quả và bền vững với các hợp tác xã. Bởi, thông qua ứng dụng này không những giúp hợp tác xã nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn mở ra cơ hội hợp tác, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay số lượng hợp tác xã áp dụng hình thức này vẫn khiêm tốn do gặp những khó khăn nhất định.
Theo bà Bùi Thị Linh - Chuyên viên phòng hỗ trợ thuộc Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình, bên cạnh phương thức truyền thống, các hợp tác xã của tỉnh Hòa Bình đã từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc sản của địa phương đạt các tiêu chuẩn OCOP qua hình thức online. Vì thế, giúp phát triển chuỗi giá trị, phần nào hạn chế tình trạng được mùa mất giá và giảm bớt chi phí cũng như giúp tăng cường kết nối với khách hàng, quảng bá sản phẩm.
Đặc biệt, trong quá trình bán hàng trên các kênh thương mại điện tử đã giúp hợp tác xã nắm bắt được thông tin khách hàng, kiểm soát được sản phẩm hàng hóa, không mất tiền thuê mặt bằng làm kho bãi, cửa hàng... từ đó giảm chi phí.
Tuy nhiên, bên cạnh những hợp tác xã tiêu biểu vẫn còn khá nhiều mô hình, các hợp tác xã đang chật vật trong việc đưa sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử.
Chia sẻ kỹ hơn về vấn đề này, ông Đinh Đức Chiến - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp an toàn Yên Thủy (Hòa Bình) cho biết, mặc dù hợp tác xã cũng như đầu tư cho chế biến, mẫu mã nhưng việc bán hàng chủ yếu vẫn theo cách truyền thống vì thành viên chủ yếu là người lớn tuổi, chưa thông thạo trong việc sử dụng công nghệ. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ trẻ, có kỹ năng chiếm tỷ lệ rất ít; hạ tầng công nghệ thông tin lạc hậu, thậm chí nhiều hợp tác xã chưa có máy tính, thiết bị kết nối internet.
Chính vì vậy, khó khăn trong việc ứng dụng thương mại điện tử là nguyên nhân khiến nhiều hợp tác xã chưa tiếp cận được với các doanh nghiệp bán lẻ, các nhà xuất khẩu do bị thiếu nhiều thông tin về các loại giấy chứng nhận quy trình sản xuất, giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc...
Thực tế cho thấy, nếu hợp tác xã muốn phát triển theo chuỗi hàng hóa quy mô lớn thành công, chỉ có ứng dụng thương mại điện tử mới phát triển được thương hiệu sản phẩm.
Theo ông Trần Văn Lập - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH tập đoàn đầu tư kết nối và phát triển công nghệ toàn cầu (Globaltech), đơn vị vận hành nền tảng chuyển đổi số Quốc gia VIVINA và website VIVINA.NET, việc bán hàng thông qua thương mại điện tử là cần thiết nhưng các hợp tác xã vẫn cần đẩy mạnh bán hàng đa kênh, nhất là trên các sàn thương mại điện tử có tính kết nối quốc tế, xuyên biên giới thay vì chỉ có bán trên một fanpage hay trang facebook cá nhân.
Sớm nhận ra vai trò của thương mại điện tử trong việc sản xuất và mở rộng đầu ra cho hợp tác xã, ngoài xây dựng trang bán hàng trực tuyến trong nước, từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 08 năm 2023, Liên minh hợp tác xã tỉnh Hòa Bình phối hợp cùng với Công ty TNHH tập đoàn đầu tư kết nối và phát triển công nghệ toàn cầu (Globaltech) - Chủ quản nền tảng chuyển đổi số Quốc gia VIVINA, liên tục tổ chức khai giảng các lớp tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin và đảm bảo trật tự an ninh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc tiểu dự án 2, dự án 10 chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, nền tảng chuyển đổi số Quốc gia VIVINA.NET và ứng dụng VIVINA sẽ số hóa và truyền thông chuyên nghiệp toàn diện cho tổ hợp tác, HTX kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như quảng bá sản phẩm, thương hiệu và dịch vụ; giúp chủ thể sản xuất, quản lý thông tin sản phẩm dịch vụ; khách hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua việc tích hợp giải pháp truy xuất và xác thực xuất xứ. Mô hình Kinh tế chia sẻ thông qua nền tảng 4.0 tích hợp giải pháp về thanh toán, logistics... kết nối các hệ thống hỗ trợ toàn diện (Khuyến mại, chăm sóc khách hàng, tiếp thị liên kết, E-Voucher, tiêu dùng tích V.Xu ...) giúp cho việc kết nối cung cầu, giao thương hàng hóa dịch vụ cả trong và ngoài nước trở nên đơn giản và mang lại hiệu quả thiết thực cho tất cả các bên, chỉ cần đăng nhập duy nhất một tài khoản trên nền tảng chuyển đổi số Quốc gia VIVINA.NET.
Các dịch vụ trong các gói hỗ trợ được tối ưu để phù hợp giúp tổ hợp tác, hợp tác xã, tiếp cận tối đa những lợi ích của nền kinh tế số có thể mang lại như truy xuất và xác thực nguồn gốc, chuyên nghiệp trong cách thức xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo và tổ chức bán hàng bài bản ở quy mô tầm quốc gia vươn ra quốc tế dựa trên BigData của nền tảng chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ https://vivina.net/ và ứng dụng VIVINA giúp mọi khách hàng nhắm trúng đích đến, nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Theo Doanh nghiệp & Hội nhập
https://doanhnghiephoinhap.vn/nen-tang-chuyen-doi-so-quoc-gia-vivina-dong-hanh-cung-cac-hop-tac-xa.html