Thủ tướng Phạm Minh Chính: Người dân là trung tâm của chuyển đổi số

13/10/2021 14:33 TIN TỨC & HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc ITU Digital World 2021.

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số - nêu bật nội dung trên trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số 2021 - ITU Digital World 2021 - dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50, vừa diễn ra tối 12/10.

Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) tổ chức theo hình thức trực tuyến trên nền tảng số do Việt Nam xây dựng. ITU Digital World là sự kiện thường niên lớn nhất, có quy mô toàn cầu của ITU, một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc với 193 quốc gia thành viên.

Ngay mở đầu bài phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết ITU Digital World 2021 là sự kiện mang ý nghĩa khai mở các giá trị của công nghệ số và chuyển đổi số.

Cùng với việc cảm ơn Chính phủ Việt Nam, Tổng thư ký ITU Houlin Zhao bày tỏ thành tựu về công nghệ và chuyển đổi số của Việt Nam là hình mẫu lớn cho khu vực và thế giới. Ông cũng hy vọng sự hợp tác giữa các chính phủ và doanh nghiệp khắp thế giới sẽ xóa bỏ được cách biệt này.

"Đây là thời khắc hướng tới tương lai, cam kết xây dựng thế giới số cùng nhau. Cùng nhau chúng ta sẽ đẩy nhanh chuyển số cho mọi người" - Tổng thư ký ITU nói.

Nói về Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số cho rằng mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, kinh tế Việt Nam vẫn được kỳ vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn khi COVID-19 đang từng bước được kiểm soát. Thế giới đang trải qua các biến động sâu sắc chưa từng có, đặc biệt là tác động của đại dịch COVID-19. Thủ tướng nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu đặt ra cả cơ hội và thách thức với các quốc gia.

"Chính phủ Việt Nam luôn coi hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu cùng với các nền tảng số quốc gia là yếu tố then chốt và đang nỗ lực tăng tốc lộ trình chuyển đổi số quốc gia" - Thủ tướng thông tin.

Sau phiên khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục tham gia Hội nghị bàn tròn Bộ trưởng với chủ đề: "Cắt giảm chi phí: Liệu chi phí truy cập với giá phù hợp có thể tăng tốc chuyển đổi số".

Trong đó, Chính phủ luôn tin tưởng lực lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng với việc triển khai thành công tiến trình này, để kinh tế số Việt Nam có thể chiếm 20% tỷ trọng GDP quốc gia vào năm 2025, phấn đấu 30% vào năm 2030.

Thế giới số phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chủ quyền số

Thủ tướng chia sẻ với Hội nghị một số quan điểm và ưu tiên hợp tác như sau:

Thứ nhất, công cuộc chuyển đổi số để xây dựng một thế giới số không phải của riêng một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào; và cũng không một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào có thể đứng ngoài tiến trình chuyển đổi số của nhân loại. Đây là vấn đề toàn cầu nên cần có cách tiếp cận toàn cầu, góp sức toàn cầu. Hợp tác quốc tế về chuyển đổi số, nhất là trong ITU phải hướng đến mục tiêu xây dựng một thế giới số xanh hơn, toàn diện hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người và tất cả các quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu từ đầu cầu Việt Nam.

Thứ hai, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là một quá trình thay đổi sâu rộng toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội. Chính phủ các nước cần định hướng, dẫn dắt quá trình này để chuyển đổi số có hiệu quả, phát huy cao nhất những giá trị mới của không gian số trong mọi mặt đời sống xã hội.

Thứ ba, sự dẫn dắt định hướng của nhà nước cần đi đôi với sự năng động, hiệu quả của thị trường. Vì vậy, hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân rất cần được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi.

Thứ tư, chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển. Quá trình này chỉ thực sự thành công khi mỗi người dân tích cực tham gia và được thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Bởi vậy, vai trò dẫn dắt của Chính phủ cũng như các sáng kiến, kế hoạch hợp tác trọng tâm của ITU phải hướng tới mục tiêu này để không ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ năm, "thế giới số phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chủ quyền số và an toàn, an ninh mạng" - người đứng đầu Chính phủ khẳng định và đề nghị ITU cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò là một tổ chức chuyên ngành của Liên Hợp Quốc trong việc định hình khuôn khổ quốc tế về chủ quyền số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Chuyển đổi số toàn diện, toàn dân, trên toàn quốc

Chia sẻ tại ITU Digital World 2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, gần 2 năm qua, COVID-19 đã tạo ra cho Việt Nam rất nhiều khó khăn và thách thức. COVID-19 rồi cũng sẽ qua đi nhưng quan trọng là ai sẽ tận dụng được cơ hội mà COVID-19 mang lại, ai sẽ là người thích ứng nhanh, kịp thời thay đổi để vượt lên với sức sống mạnh mẽ hơn.

Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng số hiện đại, đẩy nhanh phát triển kinh tế số. Việc cấp phép tần số và cung cấp dịch vụ sẽ được triển khai trong quý 4 để đảm bảo phủ sóng 5G trên phạm vi toàn quốc năm 2022. Từ năm 2023, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G, có nghĩa là 100% người dân sẽ dùng điện thoại thông minh. Đây là những nền tảng quan trọng để thực hiện chuyển đổi số toàn diện, toàn dân, trên toàn quốc.

"Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, với quyết tâm và nỗ lực của toàn ngành ICT và công nghệ số, Việt Nam đang kiên cường vượt qua thách thức, dùng công nghệ số để chiến thắng dịch bệnh, phát triển hạ tầng số để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Việt Nam tiếp tục đóng vai trò tích cực trong hợp tác quốc tế, cùng ITU và các nước triển khai các sáng kiến toàn cầu, chung tay xây dựng thế giới số" - người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông nói.

Đây là sự kiện thường niên lớn nhất, quy mô toàn cầu của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) - một tổ chức thuộc Liên hợp quốc. Chương trình có sự tham gia của 158 nước, 32 Bộ trưởng, 8 Thứ trưởng và 90 diễn giả đến từ các tổ chức quốc tế, tập đoàn công nghệ toàn cầu trong lĩnh vực Thông tin vô tuyến, Tiêu chuẩn hoá, Phát triển Viễn thông,... đến từ cộng đồng doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển ICT.

Bên cạnh đó, tại diễn đàn Bộ trưởng, các hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ sự kiện sẽ tập trung thảo luận các xu thế phát triển, chính sách quản lý, giải pháp công nghệ để thúc đẩy kinh tế số và xã hội số.

Sự kiện ITU Digital World được tổ chức lần đầu năm 1971 tại Geneva (Thụy Sĩ). Năm 2020, sự kiện được đổi tên theo sáng kiến của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng.

Việt Nam cũng là nước đầu tiên tổ chức ITU Digital World dưới hình thức trực tuyến, áp dụng công nghệ thực tế ảo vào các gian hàng. Năm nay, sự kiện tiếp tục với thông điệp "Chung tay xây dựng Thế giới số", tập trung vào chủ đề về hạ tầng, truy cập và dịch vụ số để thúc đẩy chuyển đổi số.

Theo Viettimes

https://viettimes.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-nguoi-dan-la-trung-tam-cua-chuyen-doi-so-post151215.html

CÁC HOẠT ĐỘNG MỚI

Ngân hàng số trong tương lai ...

Xu hướng chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng theo hướng ứng dụng nền tảng ...

Mạng xã hội sẽ là… “kinh đô ...

62.6% người tiêu dùng Việt coi mạng xã hội là phương tiện tìm kiếm thông tin về ...

Phát triển kinh tế số cần sự ...

(TBTCO) - Mục tiêu của Chính phủ là kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, ...

GIỎ QUÀ TẾT CHIA SẺ XUÂN YÊU ...

Có rất nhiều thứ đặc trưng cho ngày tết cổ truyền Việt Nam. Trải qua nhiều ...

TỔ CHỨC SỰ KIỆN XÚC TIẾN ...

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia là chương trình được xây dựng trên cơ ...

TIN TỨC MỚI

VIVINA SMART BOX: Tủ giao ...

Tủ VIVINA SMART BOX cho phép người dùng gửi, nhận nhận hàng hóa và bưu phẩm một ...

Nền tảng chuyển đổi số Quốc ...

Thương mại điện tử được ví như một giải pháp hiệu quả và bền vững giúp hợp tác ...

Hỗ trợ chuyển đổi số và ...

Chuyển đổi số là yêu cầu thực tiễn khách quan của sự phát triển đối với mọi ...

'Bông hoa' điển hình tiên ...

Sáng 11/6, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương long trọng tổ ...

Gần 200 doanh nghiệp tham gia ...

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2023 (VIIS 2023) sẽ diễn ra ...

1.091 đại biểu sẽ tham dự ...

Được thành lập từ năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trải qua 8 kỳ Đại hội ...

Phát triển tuyến hành lang ...

Sáng 4/11, tại thủ đô Vientiane (Lào), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức ...

Hội chợ, triển lãm "Chào mừng ...

Hôm nay (3-11), tại thủ đô Vientiane (Lào), Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương Việt ...

SÀN TMĐT QUỐC GIA VIVINA XÚC ...

Hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, nhất là ...

Chiến lược phát triển Hải ...

Với vai trò “người gác cửa nền kinh tế", thời gian qua ngành Hải quan đã không ...

Thong ke