Thúc đẩy phát triển kinh tế số

01/05/2022 09:15 TIN TỨC & HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Phóng viên: Thưa TS, sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước nghèo, thu nhập thấp đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, vị thế đất nước được nâng lên. Ông có thể nêu những nét cơ bản về bức tranh kinh tế đất nước trong giai đoạn vừa qua?

TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN

- TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN: Sau hơn 35 năm đổi mới, thành tựu của chúng ta đáng tự hào. Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đời sống nhân dân được nâng lên cơ bản, dù ở một số vùng như nông thôn, miền núi so với thành thị vẫn còn khó khăn.

Với tiềm lực của nền kinh tế của chúng ta, số dân và tốc độ tăng dân số lớn, mà bảo đảm được đời sống của người dân như hôm nay chứng tỏ quan điểm phát triển của chúng ta là đúng và đã thực hiện thành công. Đó là bức tranh chung nhất sau hơn 35 năm đổi mới.

Một điểm nhấn trong bức tranh kinh tế năm 2021 là xuất khẩu khi kim ngạch đạt 336 tỉ USD. Mặc dù tăng mạnh nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI lại tăng lên so với những năm gần đây. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

- Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp (DN) FDI (kể cả dầu thô) năm 2021 đạt 247,5 tỉ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ những con số này, chúng ta có thể thấy đang hình thành một nền kinh tế trong nền kinh tế. Điều này cũng phản ánh sau một thời gian dài chúng ta thực hiện theo hướng ưu tiên cho các DN của các thành phần kinh tế khác, trong đó có DN FDI. Đây là đại vấn đề, chúng ta cũng đã đặt ra lộ trình để xử lý, đưa tỉ trọng xuất khẩu của DN Việt lên cao hơn nhưng không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.

Trong khi đó, muốn tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu của DN Việt, chúng ta còn gặp khá nhiều vấn đề. Qua vụ các container điều của DN xuất khẩu đi các nước bị mất vận đơn mới thấy việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu của DN Việt khó khăn như thế nào. Nhà nước tạo điều kiện tối đa nhưng DN lại không thực hiện các biện pháp xuất khẩu an toàn. Chúng ta có thể thấy DN vẫn giữ việc xuất khẩu theo thói quen, theo mối quan hệ, nên khi xảy ra các vấn đề về pháp lý thì rất khó giải quyết.

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch này đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu sắc đến nền kinh tế, ông có thể nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ đã đề ra?

- Chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 sẽ gắn với phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong chương trình phục hồi, chúng ta có thêm gói hỗ trợ 350.000 tỉ đồng. Về tái cơ cấu, nền kinh tế nào cũng phải làm. Bởi, nền kinh tế là một cơ thể sống, luôn chuyển động, người điều hành phải có những quyết định để cho các tế bào, các ngành kinh tế, các DN thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Chương trình hành động đã đề ra một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp như: Cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; phát triển lực lượng DN; thúc đẩy kết nối giữa DN thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; cơ cấu lại những ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế.

Trong đó, có vấn đề cơ cấu lại đầu tư công. Các bộ, ngành liên quan được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng các chính sách phát huy vai trò của đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân để tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước; tập trung vốn vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các công trình, dự án trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sẽ bổ sung 110.000 tỉ đồng cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Như vậy, chúng ta bơm thêm nguồn lực vào đầu tư công, làm vốn mồi cho nền kinh tế.

Kinh tế số đang được xem là một trong những động lực quan trọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045. Trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đặt mục tiêu kinh tế số đạt khoảng 20% GDP. Ông đánh giá gì về mục tiêu này?

- Nói về kinh tế số, phải chia làm 2 nhánh. Nhánh về thủ tục thì Chính phủ, các bộ - ngành và các địa phương làm. Nhánh còn lại triển khai ở DN. Kinh tế số là bắt đầu từ DN. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai hành chính số, để thực hiện chuyển đổi số trong công tác hành chính, từ đó phục vụ người dân, DN trong công tác hành chính. Còn tất cả các việc khác đều khởi đầu từ DN.

Với mục tiêu tỉ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đạt khoảng 20% kế hoạch tái cơ cấu kinh tế 2021-2025, các DN đồng lòng thực hiện thì mục tiêu đó có thể còn thấp, còn nếu các DN vẫn cứ hiểu là ngồi đợi Chính phủ làm thì là cao. Trong nền kinh tế số, các DN phải đổi mới quy trình sản xuất - kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại, điều này giúp tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.

Với những thành tựu và các kế hoạch được chuẩn bị kỹ như vừa nêu ở trên, Việt Nam tiếp tục tự tin trong chặng đường phát triển sắp tới. Tuy nhiên, thách thức với chúng ta là không nhỏ, đặc biệt cuộc xung đột Nga - Ukraine đang đặt ra những vấn đề mới, cấp bách?

- Ngoài những thách thức truyền thống như quy mô nền kinh tế, khả năng cạnh tranh hàng hóa, giá trị gia tăng trên một sản phẩm xuất khẩu còn thấp, thì chúng ta còn đối mặt với những thách thức đến từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Với góc độ kinh tế thế giới, xung đột này được dự báo tạo ra một áp lực như cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974, đẩy thế giới bước vào cuộc đua công nghệ mới. Nếu cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974 tạo đà áp lực để thực hiện cải tiến công nghệ, giảm tiêu thụ dầu, tăng tiêu thụ khí đốt, là cuộc đua công nghệ về động cơ dùng nhiên liệu hóa thạch, thì xung đột Nga - Ukraine sẽ tạo ra cuộc cách mạng về thị trường, về công nghệ mới, về an ninh năng lượng, năng lượng tái tạo.

Dấu ấn điều hành của Chính phủ

Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, chúng ta thấy Việt Nam luôn có độ trễ so với các nước trên thế giới. Nếu 2020 là năm căng thẳng nhất vì dịch Covid-19 của các nước trên thế giới thì Việt Nam lại rơi vào nửa cuối năm 2021. Nếu như ở năm 2020, Chính phủ đã năng động, sáng tạo trong phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh không có vắc-xin ngừa Covid-19, thì năm 2021, đặc biệt từ tháng 5-2021, Việt Nam phòng chống dịch ở vị thế khác, lấy vắc-xin làm trung tâm.

Chỉ từ tháng 7 đến hết tháng 12-2021, trong vòng 6 tháng, từ nước có số lượng người tiêm vắc-xin thấp, Việt Nam đã vào nhóm những nước có tỉ lệ dân số tiêm vắc-xin cao nhất thế giới. Đây là một minh chứng cho sự điều hành của Chính phủ, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm sức khỏe người dân.

Theo Báo Người Lao động

https://nld.com.vn/thoi-su/thuc-day-phat-trien-kinh-te-so-20220428203315355.htm

CÁC HOẠT ĐỘNG MỚI

Ngân hàng số trong tương lai ...

Xu hướng chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng theo hướng ứng dụng nền tảng ...

Mạng xã hội sẽ là… “kinh đô ...

62.6% người tiêu dùng Việt coi mạng xã hội là phương tiện tìm kiếm thông tin về ...

Phát triển kinh tế số cần sự ...

(TBTCO) - Mục tiêu của Chính phủ là kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, ...

GIỎ QUÀ TẾT CHIA SẺ XUÂN YÊU ...

Có rất nhiều thứ đặc trưng cho ngày tết cổ truyền Việt Nam. Trải qua nhiều ...

TỔ CHỨC SỰ KIỆN XÚC TIẾN ...

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia là chương trình được xây dựng trên cơ ...

TIN TỨC MỚI

Về Hưng Yên xem 'thôn thông ...

Theo trưởng thôn Quách Văn Phượng, cuộc sống người dân thôn Lương Xá (Kim Động) ...

VIVINA SMART BOX: Tủ giao ...

Tủ VIVINA SMART BOX cho phép người dùng gửi, nhận nhận hàng hóa và bưu phẩm một ...

Nền tảng chuyển đổi số Quốc ...

Thương mại điện tử được ví như một giải pháp hiệu quả và bền vững giúp hợp tác ...

Hỗ trợ chuyển đổi số và ...

Chuyển đổi số là yêu cầu thực tiễn khách quan của sự phát triển đối với mọi ...

'Bông hoa' điển hình tiên ...

Sáng 11/6, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương long trọng tổ ...

Gần 200 doanh nghiệp tham gia ...

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2023 (VIIS 2023) sẽ diễn ra ...

1.091 đại biểu sẽ tham dự ...

Được thành lập từ năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trải qua 8 kỳ Đại hội ...

Phát triển tuyến hành lang ...

Sáng 4/11, tại thủ đô Vientiane (Lào), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức ...

Hội chợ, triển lãm "Chào mừng ...

Hôm nay (3-11), tại thủ đô Vientiane (Lào), Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương Việt ...

SÀN TMĐT QUỐC GIA VIVINA XÚC ...

Hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, nhất là ...

Thong ke